Chữa răng là một điều trị nha khoa khá phổ biến hiện nay, được áp dụng xử lý những chiếc răng bị tổn thương.
thường là đến từ các vấn đề răng miệng như: sâu răng nặng, chấn thương răng do tai nạn và bệnh viêm nha chu.
Điều trị chữa răng là cần thiết khi tủy răng, mô mềm bên trong ống tủy bị viêm hoặc nhiễm trùng. Tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng có thể do nhiều nguyên nhân:
- Sâu răng gây ra tình trạng bị hỏng răng
- Chấn thương răng có thể gây tổn thương tủy răng ngay cả khi răng không có vết nứt hoặc vụn.
=> Nếu tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng tủy không được điều trị, nó có thể gây đau nhức kéo dài hoặc dẫn đến áp xe.
Quá trình chữa trị diễn ra như thế nào?
Bác sĩ nội nha sẽ loại bỏ phần tủy răng bị viêm hoặc nhiễm trùng, làm sạch và tạo hình bên trong ống tủy một cách cẩn thận, sau đó lấp đầy và trám bít khoảng trống.
Tùy vào mức độ tổn thương răng của bạn thì nha sĩ chọn phương án tốt nhất cho răng của bạn :
Nếu ở mức độ nhẹ thì sau khi chữa răng nha sĩ sẽ dùng phương án dùng một vật liệu thay thế để trám vào vị trí răng bị tổn thương của bạn.
Nếu ở mức độ nặng hơn răng của bạn sẽ được đặt mão phục hồi lại chiếc răng của bạn.
Sau khi phục hồi răng của bạn sẽ trở lại ăn nhai như những chiếc răng bình thường khác.
CÁC MỨC ĐỘ SÂU RĂNG
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến mà độ tuổi nào cũng có thể gặp phải.
Nguyên nhân chủ yếu là do không chăm sóc răng miệng thường xuyên, khiến cho những vụn thức ăn tích tụ thành mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Có 4 mức độ sâu răng
Sâu răng độ 1: (Mức độ nhẹ)
Sâu răng mức độ nhẹ còn được gọi là sâu răng độ 1. Dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất của sâu răng giai đoạn đầu chính là sự xuất hiện của những vệt trắng đục hoặc lốm đốm màu đen (hoặc nâu) trên bề mặt răng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ rất dễ chủ quan vì vẫn chưa cảm thấy đau nhức hay khó chịu.
Cách xử lý giai đoạn sâu răng ở giai đoạn này khá đơn giản, bạn nên thường xuyên răng miệng một cách cẩn thận và tốt nhất nên đến nha khoa để loại bỏ vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để tránh bệnh chuyển biến sang sâu răng độ 2.
Giai đoạn 2: Sâu men răng
Ở giai đoạn này vi khuẩn sâu răng đã tạo thành một vùng tổn thường rõ rệt trên bề mặt răng, có màu nâu hoặc đen. Khi ăn các thức ăn nóng, lạnh bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt và hơi đau nhức.
Sâu răng độ 3: sâu ngà răng
Sâu răng tiếp tục phát triển, ăn sâu vào bên trong phá hủy nhanh chóng thành phần ngà răng, dần dần đến tủy và gây cảm giác đau nhức dữ dội, liên tục. Lúc này, những lổ hỏng sâu răng đã xuất hiện rõ ràng.
Sâu răng độ 4 : Sâu đến tủy răng
Trong các loại sâu răng thì mức độ sâu răng độ này được cảnh báo là nguy hiểm đến sức khoẻ nhất.
Khi bạn có thể cảm nhận những cơn đau nhức, thậm chí đau dữ dội lúc về đêm thì có nghĩa là tình trạng bệnh của bạn đã chuyển sang mức độ sâu răng nặng. Vi khuẩn sẽ ăn sâu vào vị trí đáy chân răng, hình thành ổ viêm nhiễm và gây ra tình trạng viêm tủy răng. Đây là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ áp xe răng, sâu răng hàm nặng, thậm chí là mất răng, nhiễm trùng máu.
Khi sâu răng đã diễn biến đến mức độ nghiêm trọng, bạn cần đến khoa để nha sĩ xử lý kịp thời. Nếu như chân răng chưa bị vi khuẩn tấn công đến, bác sĩ sẽ áp dụng phương án trám răng để phục hồi vết sâu. Còn nếu tủy răng đã bị phá huỷ nhiều thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tránh nhiễm trùng xương hàm.