✅ Răng chính là cửa ngõ của bộ máy tiêu hoá. Nếu hàm răng không đủ chắc khỏe thì ăn nhai sẽ cảm thấy không được ngon miệng.
Đó là một vấn đề nan giải nếu chúng ta không chăm sóc răng miệng đúng cách, dẫn đến việc mất răng.
Về việc mất răng ở người già còn có thể do người đó mắc phải những bệnh liên quan đến vấn đề về răng miệng. Đó có thể là những bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu,… lâu ngày không được chữa trị.
✅ Dưới đây là một số bệnh răng miệng thường được gặp ở người lớn tuổi có thể gây nguyên nhân mất răng:
👉 Bệnh nha chu
– Là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng, hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già và là nguyên nhân thường gặp gây mất răng ở người cao tuổi.
– Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, giảm sức đề kháng của cơ thể.
– Những triệu chứng thường gặp là chảy máu lợi (nướu) khi chải răng, lợi sưng đỏ dễ chảy máu, cao răng nhiều, hơi thở hôi, răng lung lay và có cảm giác không bình thường khi nhai, răng di chuyển dần và thưa ra.
Bệnh sâu răng
– Bệnh sâu răng là tổn thương tiêu hủy tổ chức cứng của răng. không hồi phục, tạo nên lỗ hổng trên thân răng, cổ răng. Người càng cao tuổi thì tỷ lệ sâu răng càng cao.
– Triệu chứng sớm của sâu răng là ê buốt khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Ê buốt có thể kéo dài sau các yếu tố kích thích.
– Giai đoạn tủy đã chết, bệnh nhân không còn cảm giác ê buốt.
– Sâu răng tiến triển gây viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống, nặng hơn có thể viêm xương, viêm hạch vùng lân cận…
– Ở những lổ hổng bị sâu răng tạo ra sẽ gây nhét thức ăn, lâu ngày tạo thêm điều kiện cho vi khuẩn ngày càng phát triển.
👉 Mòn răng, ê buốt răng
– Mòn ăn, rễ buốt răng không những xảy ra ở người cao tuổi mà người trẻ vẫn có thể gặp phải.
– Mòn răng có thể là nguyên nhân do cơ học hoặc do hoá học:
➡️ Nguyên nhân mòn răng cơ học là do sự cọ xát mô răng như nhai nghiến hoặc chải răng quá mạnh và không đúng cách gây mòn nhiều nhất ở cổ chân răng hoặc ở mặt nhai răng.
➡️ Mòn răng hóa học do các chất hóa học mà điển hình là axit gây nên. Axit có thể có trong thức ăn, trong dịch vị dạ dày trào ngược lên miệng.
– Ê buốt răng có thể do tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chải răng không đúng cách, nghiến răng, gây quá cảm ngà vùng cổ răng. Cũng từ các nguyên nhân dẫn đến mòn răng mà gây nên.
👉 Khô miệng
– Ở người càng lớn tuổi, hệ thống trao đổi chất và miễn dịch suy yếu dần theo thời gian, kèm theo rất nhiều bệnh mãn tính cần dùng thuốc kéo dài gây nên triệu chứng khô miệng -> làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng và khó khăn khi ăn nhai, nuốt.
👉 Ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng và các bệnh lý của người lớn tuổi
– Hiện tượng loãng xương ở người cao tuổi ảnh hưởng không nhỏ đến răng, vì bản chất răng cũng có cấu tạo giống xương.
– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, về già sức đề kháng kém nên vi khuẩn có điều kiện tấn công mạnh mẽ hơn.
Thiếu chất canxi khiến răng yếu, dễ bị tổn thương, cũng như dễ bị sự tấn công của vi khuẩn sâu răng, nha chu.
✅ Ảnh hưởng của việc mất răng ở người cao tuổi:
– Khi về già, mất răng dẫn đến thiếu răng nhai, ăn uống khó khăn. Từ đó, sẽ hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như dạ dày, rối loạn tiêu hóa….
– Người lớn tuổi mất răng không được khắc phục ngay sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các răng còn lại, đặc biệt là các răng bên cạnh. Gây cản trở hoạt động nhai và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, đau vùng thái dương, mỏi hàm, mỏi cơ cổ, nghiến răng.
– Mất răng ở người cao tuổi làm tình trạng lão hóa bị nhanh hơn.
✅ Phương pháp cải thiện tối ưu tình trạng răng miệng Ở người cao tuổi là nên được thăm khám răng miệng định kỳ để các bác sĩ nắm rõ tình hình và có biện pháp hỗ trợ khi cần thiết.